Ngày đăng: 10:15 AM 22/12/2020 - Lượt xem: 43
Sáng ngày 19/12/2020 nhân dịp kỉ niệm 76 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), hướng tới chào mừng kỉ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2021).
BCH Đoàn Phường 3 đã tổ chức cho các bạn đoàn viên ở các Chi Đoàn tham gia hành trình "Tuổi trẻ Phường 3 đến với văn hóa lịch sử" đến với chuỗi di tích lịch sử Bảo tàng Biệt động Sài Gòn, di tích Hộp thư bí mật và hầm nổi, Hầm vũ khí bí mật là một trong những căn nhà năm xưa được chiến sĩ biệt động, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Lai (tức Năm Lai, Mai Hồng Quế, Năm U.SOM,…) chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Tham gia hành trình có đồng chí Lữ Quốc Dũng - Bí thư Đảng ủy phường 3; đồng chí Trương Ngọc Trúc Quỳnh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND Phường 3; đồng chí Hà Minh Tâm - ĐUV, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự Phường 3; Đồng chí Nguyễn Thị Anh Trang - ĐUV, Bí thư Đoàn Phường 3 cùng các bạn Đoàn viên thanh niên Phường 3.
Đây là dịp giúp cho các bạn đoàn viên, thanh niên hiểu rõ hơn về lịch sử hình thành, quá trình hoạt động của các chiến sĩ biệt động Sài Gòn, đồng thời thể hiện lòng biết ơn của thế hệ trẻ đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Bên cạnh đó BCH Đoàn phường cũng đã tổ chức lồng ghép Tổng kết hoạt động Đoàn - Hội năm 2020, nhằm nhìn nhận những hoạt động, những mặt tốt và hạn chế trong thời gian hoạt động vừa qua. Đồng thời khen thưởng các tập thể có nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động của công tác Đoàn - Hội trong năm 2020.
Điểm 1: Bảo tàng BĐSG, 145 Trần Quang Khải, P.Tân Định, Q.1, TP.HCM.- Bảo tàng biệt động Sài Gòn nằm ở tầng hai của một căn nhà xây dựng năm 1963 trên đường Trần Quang Khải, quận 1. Ngôi nhà ban đầu là cơ sở hoạt động bí mật của lực lượng biệt động Sài Gòn dưới sự quản lý của ông Trần Văn Lai (tức Năm Lai).
Điểm 2: Hộp thư bí mật & hầm nối, 113A Đặng Dung, P.Tân Định, Q1, TP.HCM.- Căn nhà năm xưa được chiến sĩ biệt động trao đổi thông tin liên lạc chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Điểm 3: Hầm vũ khí bí mật, 287/70-72 Nguyễn Đình Chiểu (hoặc đầu hẻm 270 Võ Văn Tần đi vào) P5, Q3, TP.HCM. Là "địa chỉ đỏ" của lực lượng biệt động Sài Gòn để nuôi giấu cán bộ, chứa vũ khí đánh vào các mục tiêu trọng điểm trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.
- 3 điểm trên hiện nay vừa là điểm di tích lịch sử để tham quan cũng là chuỗi Quán cà phê Đỗ Phủ - cơm tấm Đại Hàn, Khách vừa có thể uống cà phê vợt, vừa tận mắt xem những vết tích của lực lượng ‘huyền thoại’ năm xưa.
* Ban chấp hành Đoàn phường 3 xin cám ơn Ban quản lý cùng toàn thể nhân viên của quán đã hỗ trợ và nhiệt tình tư vấn, thuyết minh giới thiệu về hoạt động của lực lượng chiến sĩ Biệt Động Sài Gòn cho các bạn đoàn viên thanh niên.