👉 Chùa Bà Thiên Hậu có tên gọi đầy đủ là Thất Phủ Thiên Hậu Cung, với thất phủ bao gồm : Dương Châu, Tuyền Châu, Quảng châu, Triều Châu và Huệ Châu, Huỳnh Châu và Huy Châu.
⏰ Lịch sử hình thành chùa bà Thiên Hậu Sa Đéc
Trước đây ngôi chùa chỉ nằm trên một khuôn viên hẹp, chủ yếu được cất bằng lá tre do nhóm người Hoa nhóm Phúc Kiến đề xuất xây dựng, đến năm 1886 chùa mới bắt đầu được trùng tu và xây dựng thêm, mở mang diện tích, xây gạch, ốp đá và trang trí nên chùa có quy mô lớn hơn với nhiều màu sắc sặc sỡ. Hầu hết các nguyên vật liệu được chuyển qua từ Trung Quốc.
Kiến trúc bên ngoài chùa ❗
Chùa có khoảng sân rộng được tráng bằng xi măng sạch sẽ và có trồng nhiều cây kiểng xung quanh, nóc chùa được lợp ngói âm dương, trên nóc trang trí hình lưỡng long tranh châu, cùng tượng các hình nhân của các vị Tiên, Phật trong các truyện xưa tích cũ.
Trên trần nhà dưới mái nóc chùa có rất nhiều tranh vẽ về câu chuyện truyền kỳ của Trung Quốc như: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Phong Thần… Dưới trần nhà hai bên có 2 tượng kỳ lân bằng đá đang ngồi trên thân xà ngang, mặt hướng về phía trước như trấn giữ cho chùa.
Ở cửa chính có hai dòng chữa hán bên trái là an dân, bên phải là bảo quốc.
Bên trong chùa Thiên Hậu Sa Đéc ❗
Ngay sau cửa chính có tượng Tả Môn Thần và Hữu Môn Thần ở 2 bên, trên tượng thần có bảng chử hán có nghĩa thiên hậu cung. Chùa được cất theo hình chử đinh, đặc biệt là gian trước và gian sau được cất liền nhau. Hai bên vách được để trống, dùng để đón lấy ánh sáng mặt trời.
Có 16 hàng cột tay để đỡ mái nóc, xung quanh các cột này có nhiều liễng đối bằng chữ Hán với nền đỏ và chữ đen, thể hiện phong cách truyền thống của các ngôi chùa Trung Hoa.
Phần chính điện chùa phía trái có tòa tháp 7 tầng dùng để đựng
chân nhang, gian chính điện được trang trí với nhiều hoành phi màu đỏ được khắc
chữ vàng.
Chính điện chùa ❗
Chính điện được chia làm 3 gian chính, gian giữa là bàn thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị thần được người Hoa xem như một vị thần biển có công bảo trợ ngư dân và thương buôn trong cuộc sống của họ, vì bà thường xuất hiện kịp thời khi tàu thuyền gặp nạn ngoài biển.
Chính vì lẽ đó bà luôn được người Hoa suy tôn là vị thần theo lệnh trời xuống trần phổ độ và giúp đỡ chúng sinh.
Chùa bà được xem là ngôi chùa tiêu biểu theo phong cách người Hoa, chùa có hương hỏa rất thịnh nhất là các dịp lễ tết lớn trong năm. Ngoài ra, trong dịp lễ Nguyên Tiêu chùa cũng thường tổ chức lễ hội lớn tại đây.