Đường BaCu nằm ở trung tâm của thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Việt Nam,đây là một trong những tuyến đường quan trọng của thành phố và khá đông đúc xe cộ. Đường kéo dài từ quanh trung tại khu công viên tam giác bãi trước đến bùng binh ngã năm giao với đường Lê Hồng Phong và Trương Công Định tổng chiều dài 1.560 m.
Đây là tuyến đường đã có từ rất lâu, so với các con đường khác Vũng Tàu thì đường Bacu không rộng lắm Vũng Tàu giờ đây có cảm giác như con đường này bị nhỏ lại có thể là do trong những năm qua thì Vũng Tàu đã phát triển rất là nhanh, nhiều con đường khác Vũng Tàu đã được mở rộng và nâng cấp đường Ba Cu dường như không thể hiện đúng diện mạo của thành phố Vũng Tàu một đô thị phát triển một đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.
Con đường hơn 1,5 Km này đi qua 3 phường là phường 1 phường 3 và phường 4 của thành phố Vũng Tàu. Từ Lê Lai đến bùng binh đến ngã năm thì đường Ba Cu là vùng ranh giới chia tách phường 3 ở bên phải với phường 4 ở bên trái, đoạn còn lại từ Lê Lai đến Quang Trung thì đường Ba Cu thuộc về phường 1.
Lịch sử hình thành đường BaCu
BaCuu là phiên âm tiếng Việt của từ Baku là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của cộng hòa Azerbaijan một quốc gia vùng Tây á. Đất nước Azerbaijan là một trong những nơi khai sinh ra ngành công nghiệp dầu khí của thế giới và cũng từng là thành viên của Liên Xô cũ. Việt Nam vào những năm đó tức là vào giữa thế kỷ 20 ngành dầu khí Việt Nam vẫn chưa ra đời, khai thác năng lượng ở Việt Nam chủ yếu là than và điện đến năm 1959 các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến năm cụm công nghiệp dầu khí BaCu ở Azerbaijan và đề nghị sau này Liên Xô nói chung và Azerbaijan nói riêng giúp đỡ Việt Nam khai thác và chế biến dầu khí,xây dựng được những khu công nghiệp vũ khí mạnh như ở BaCu.
Sau đó Liên Xô đã cử chuyên gia đến thăm dò dầu khí ở Việt Nam và phát hiện ra mỏ khí thiên nhiên có giá trị công nghiệp tại Tiền Hải Thái Bình, năm 1981 xí nghiệp liên doanh Việt Xô được thành lập nay là liên doanh Việt Nga có tổng hành Dinh tại số 105 Lê Lợi thành phố Vũng Tàu. Đây là bước ngoặt cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam
Năm 1986 xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt Xô khai thác tấn dầu thô đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ ngoài khơi của Vũng Tàu, là cột mốc đưa Việt Nam vào danh sách các nước sản xuất dầu khí ở trên thế giới trong suốt quá trình thăm dò về dầu khí ở Việt Nam rất nhiều chuyên gia Liên Xô đặc biệt là từ Azerbaijan đến nghiên cứu và làm việc. Tổng giám đốc đầu tiên của Vietsopetro là ông Mamedov D.G. người Azerbaijan
Vài năm sau Việt Xô được thành lập lãnh đạo đặc khu Vũng tàu-Côn Đảo lúc đó đã quyết định đổi tên đường Nguyễn Thái Học con đường trung tâm của Vũng Tàu thành đường Ba Cu tên thủ đô của Azerbaijan như là một cách để ghi nhận những đóng góp của các chuyên gia cũng như sự giúp đỡ của đất nước Azerbaijan rất nhiều lãnh đạo và những người làm việc ở trong ngành dầu khí Việt Nam từng học tập ở Azerbaijan nói rằng là đường Ba Cu là đường đẹp nhất ở Vũng Tàu
Khu vực phường 3 phường 4 thì tập trung khá nhiều cửa hàng thời trang, về đêm thì có những khu vực ăn uống, khu vực phường 1 thì mát mẻ và đẹp. Thành phố đã quyết định chọn đường Ba Cu này để làm đường sách Vũng Tàu từ năm 2018
Tìm hiều về thành phố Baku – Azerbaijan
Đất nước Azerbaijan giống như hình con đại bàng đang sải cánh tiến vào biển caspi, trong đó thủ đô Baku thì giống như con mắt của Chú Đại Bàng này, thành phố nằm trên bờ Vịnh Baku thuộc biển Caspian nhưng thực chất biển Caspian là một cái hồ nước lớn.
Baku là thành phố lớn nhất trong tất cả các thành phố trên bờ biển Caspian, vùng đô thị Baku ước tính của tổng dân số hơn 2 triệu người chiếm khoảng 23 phần trăm dân số của toàn đất nước. Kiến trúc phổ biến ở Baku giống như là kiến trúc đương đại ở các nước châu Á như là Ấn Độ, Trung Quốc. Bên cạnh đó kiến trúc còn mang hơi hướng Hồi giáo bởi vì trong tất cả các tôn giáo vào thủ đô này thì cộng đồng người theo đạo Hồi chiếm tỷ lệ cao nhất.
Cơ sở hạ tầng của Azerbaijan đã được hiện đại hóa và phát triển mạnh mẽ nhưng giữ lại một phần di sản của liên bang Xô Viết cũm ngoài ra nhiều dãy phố ở Baku vẫn mang hơi hướng kiến trúc châu Âu thời Phục Hưng. Khu vực nội đô của Baku đã được công nhận là di sản thế giới của UNESCO năm 2000.