Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi (International Day of Older Persons) thế giới 1/10.
Ngày 14 tháng 12 năm 1990, hội đồng Liên hợp quốc đã chỉ định ngày 1 tháng 10 hàng năm là Ngày Quốc tế người cao tuổi (International Day of Older Persons). Điều này thông qua từ sáng kiến, kế hoạch và hành động Quốc tế Vienna về người lớn tuổi, và đã được Hội đồng Thế giới về người lớn tuổi năm 1982 thông qua và cũng được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào cuối năm đó.
Năm 1991, Đại hội đồng đã thông qua Nguyên tắc của Liên hợp quốc về Người cao tuổi (nghị quyết 46/91). Năm 2002, Hội đồng Thế giới lần thứ hai về người cao tuổi đã thông qua Kế hoạch Hành động Quốc tế Madrid về người cao tuổi, nhằm ứng phó với những cơ hội và thách thức của già hóa dân số thế giới trong thế kỷ 21 và thúc đẩy sự phát triển của một xã hội cho mọi lứa tuổi.
Thành phần dân số thế giới đã thay đổi đáng kể trong những thập kỷ gần đây. Từ năm 1950 đến năm 2010, tuổi thọ trung bình trên toàn thế giới đã tăng từ 46 lên 68 tuổi. Trên toàn cầu, có 703 triệu người từ 65 tuổi trở lên vào năm 2019. Khu vực Đông và Đông Nam Á là nơi có số người cao tuổi lớn nhất (261 triệu), tiếp theo là châu Âu và Bắc Mỹ (hơn 200 triệu).
Trong ba thập kỷ tới, số lượng người cao tuổi trên toàn thế giới được dự báo sẽ tăng gấp đôi, đạt hơn 1,5 tỷ người vào năm 2050. Tất cả các khu vực trên thế giới sẽ có sự gia tăng về quy mô dân số cao tuổi từ năm 2019 đến năm 2050.
Tham khảo lịch sử hình thành và phát triển Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 1/10 : https://www.un.org/en/observances/older-persons-day
Người cao tuổi ở Việt Nam :
Theo luật người cao tuổi tại Việt Nam năm 2009, thì người đủ 60 tuổi trở lên sẽ được tính là người cao tuổi. Với một số quyền lợi thuộc về người cao tuổi như sau :
– Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
– Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
– Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định pháp luật;
– Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
– Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
– Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
– Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
– Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội…
Tham khảo thêm luật người Cao Tuổi năm 2009 tại Việt Nam : http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=92321
Theo thống kê từ TĐTDS 1/4/2019 với có số người từ 60 tuổi trở lên là 11,409 triệu người. Số người từ 65 tuổi trở lên là 7,417 triệu người, tức người cao tuổi tại Việt Nam chiếm hơn 11% dân số.
Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam gần đầy là 73.6 tuổi, nam là 71 và nữ là 76.3.