Ý nghĩa tên thành phố Cao Lãnh là Theo tư liệu của Bảo tàng Đồng Tháp, địa danh Cao Lãnh do nói trại từ Câu Lãnh mà thành. Lãnh là tục danh của ông Đỗ Công Tường, giữ chức câu đương, nên gọi là Câu Lãnh. Ông, bà Đỗ Công Tường xưa quê ở miền Trung, đến đây lập nghiệp, góp phần làm cho vùng đất này thêm phát triển, như việc có công lập chợ, nên được người dân rất kính trọng. Ảnh: Báo Đồng Tháp.
Chợ Cao Lãnh |
Năm 1976, tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong, khu thị tứ Cao Lãnh trở thành thị trấn của huyện Cao Lãnh. Năm 1983, do yêu cầu khai thác vùng Đồng Tháp Mười, thị xã Cao Lãnh được thành lập và đến năm 1989 trở thành thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp. Năm 2005, thị xã Cao Lãnh được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III. Ngày 16 tháng 01 năm 2007, thị xã Cao Lãnh được Chính phủ công nhận là thành phố thuộc tỉnh Đồng Tháp, với 15 đơn vị hành chính, gồm 08 phường và 07 xã.
Thành phố Cao Lãnh hiện đang là đô thị loại II và là đô thị tỉnh lỵ trung tâm quan trọng của tỉnh Đồng Tháp. Tuy là một đô thị trẻ nhưng Cao Lãnh vẫn đang từng bước không ngừng phát triển khẳng định vị thế, vai trò & xứng tầm là một đô thị động lực phát triển của tỉnh Đồng Tháp.
Thành phố Cao Lãnh được xây dựng trên nhiều nền tảng kinh tế – xã hội để phát triển nhiều lĩnh vực như: trung tâm thương mại – dịch vụ, hành chính, y tế – y dược công nghiệp dược phẩm, y học cổ truyền, giáo dục đào tạo, nông nghiệp sức khoẻ, du lịch nghỉ dưỡng, công nghiệp bổ trợ, công nghệ thông tin viễn thông, hạ tầng nhà ở, dịch vụ xã hội và nông nghiệp đô thị của tỉnh.
Lịch sử Thành phố Cao Lãnh
Vào thời nhà Nguyễn độc lập, vùng đất Cao Lãnh và Tháp Mười ngày này ban đầu thuộc tổng Phong Thạnh và một phần tổng Phong Phú, huyện Kiến Đăng, phủ Kiến An, tỉnh Định Tường. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), lập một phủ mới mang tên là phủ Kiến Tường, trích huyện Kiến Đăng thành 2 huyện Kiến Đăng và Kiến Phong cho vào phủ Kiến Tường. Lúc này, hai tổng Phong Thạnh và Phong Phú cùng thuộc huyện Kiến Phong, phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường. Năm 1836, hai tổng Phong Thạnh và Phong Phú.
Cao Lãnh Thời Pháp thuộc
Sau khi chiếm hết được ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào năm 1862, thực dân Pháp dần xóa bỏ tên gọi tỉnh Định Tường cùng hệ thống hành chính phủ huyện cũ thời nhà Nguyễn, đồng thời đặt ra các hạt Thanh tra. Lúc bấy giờ, hạt Thanh tra Kiến Tường được thành lập trên địa bàn huyện Kiến Phong thuộc phủ Kiến Tường, tỉnh Định Tường cũ. Trụ sở hạt Thanh tra Kiến Tường đặt tại Cao Lãnh. Lúc đầu, hạt Thanh tra tạm gọi tên theo tên các phủ huyện cũ, sau mới đổi tên gọi theo địa điểm đóng trụ sở. Về sau, trụ sở được dời từ Cao Lãnh (thuộc thôn Mỹ Trà) đến Cần Lố (thuộc thôn Mỹ Thọ). Chính vì vậy, hạt Thanh tra Kiến Tường cũng được đổi tên thành hạt Thanh tra Cần Lố; bao gồm 3 tổng: Phong Hòa, Phong Phú và Phong Thạnh.
Giai đoạn 1956-1975 Cao Lãnh là tỉnh lỵ Kiến Phong cũ
Ngày 13 tháng 7 năm 1961, tách tổng Phong Nẫm với các xã: Bình Hàng Trung, Bình Hàng Tây, Bình Thành, Long Hiệp, Mỹ Hội, Mỹ Xương, Mỹ Thọ để lập quận Kiến Văn cùng thuộc tỉnh Kiến Phong, quận lỵ đặt tại xã Bình Hàng Trung. Từ năm 1965, các tổng mặc nhiên bị giải thể, các xã trực thuộc quận. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, dời quận lỵ Cao Lãnh từ xã Mỹ Trà về xã An Bình. Còn tỉnh lỵ Cao Lãnh thì vẫn được đặt tại xã Mỹ Trà cho đến năm 1975. Sau này, lại tách phần đất phía đông xã Phong Mỹ để thành lập mới xã Thiện Mỹ cùng thuộc quận Cao Lãnh. Đến năm 1969, lại tách một phần nhỏ đất đai phía bắc hai xã Phong Mỹ và Thiện Mỹ để sáp nhập vào quận Đồng Tiến mới được thành lập.
Từ năm 1976 đến nay
Năm 1976, tỉnh Đồng Tháp được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Sa Đéc và Kiến Phong, khu thị tứ Mỹ Trà – Cao Lãnh trở thành thị trấn của huyện Cao Lãnh. Năm 1983, do yêu cầu khai thác vùng Đồng Tháp Mười, thị xã Cao Lãnh được thành lập và đến năm 1989 trở thành thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp. Năm 2005, thị xã Cao Lãnh được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III. Chia xã Hưng Thạnh thành hai xã lấy tên là xã Hưng Thạnh và xã Trường Xuân.
Bản đồ hành chính TP Cao Lãnh
Bản đồ quy hoạch thành phố Cao Lãnh |
Vị trí chức năng và vai trò thành phố Cao Lãnh
Bản đồ thành phố Cao Lãnh kết nối với các khu vực khác |
Thành phố Cao Lãnh nằm ở tả ngạn sông Tiền dọc theo quốc lộ 30, cách Thành phố Hồ Chí Minh 154km, Thành phố Cần Thơ 80km, có vị trí địa lý:
– Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Cao Lãnh
– Phía Nam giáp huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, qua sông Tiền.
– Phía Tây giáp huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, qua sông Tiền
Là trung tâm kinh tế – văn hóa của Tỉnh, trên địa bàn thành phố có nhiều loại hình dịch vụ cao cấp khác như: hệ thống tài chính – ngân hàng, giao thông vận tải, bưu chính – viễn thông, bảo hiểm, y tế, giáo dục…
Thành phố Cao Lãnh là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Tháp. Đây là trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười, là thành phố chăm sóc sức khỏe và là cơ sở hậu cần cho sự phát triển bền vững của một trong sáu vùng kinh tế lớn của đồng bằng sông Cửu Long.
Cầu Cao Lãnh thông xe từ năm 2018 |
Là đô thị trung tâm kinh tế phát triển hạt nhân vùng trọng điểm của tỉnh, phát triển mạnh thương mại – dịch vụ với chức năng là động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp phát triển, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Điều kiện tự nhiên cũng là một lợi thế của thành phố Cao Lãnh. Địa chất hình thành từ trầm tích phù sa sông, giàu hữu cơ và dinh dưỡng, thích hợp cho trồng trọt. Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên hấp dẫn tạo nên đặc trưng của một đô thị sông nước, là cơ hội cho việc phát triển các khu dịch vụ nghĩ dưỡng tái tạo sức khỏe.
Là trung tâm công nghiệp của tỉnh, có vị trí quốc phòng quan trọng, nơi tập trung đông dân cư, nơi trực tiếp đón nhận và chuyển giao công nghệ cho các khu vực trong vùng, là nơi trung chuyển và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm hàng hóa với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tác động trực tiếp đến việc thúc đẩy sự phát triển tỉnh Đồng tháp và các tỉnh trong vùng.
Là trung tâm kinh tế của khu vực: huyện Lấp Vò, huyện Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, là vùng tiêu biểu về phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Là cầu nối với thành phố Cần Thơ, thành phố Long Xuyên và các tỉnh lân cận. Hệ thống giao thông thủy bộ thuận lợi cho việc giao thương, mua bán.
Các đơn vị hành chính tại thành phố Cao Lãnh
Thành phố Cao Lãnh có 10.719,54 ha diện tích tự nhiên và 149.837 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính, gồm các phường:
- Phường 1,
- Phường 2,
- Phường 3,
- Phường 4,
- Phường 6,
- Phường 11,
- Phường Hoà Thuận,
- Phường Mỹ Phú
Và các xã:
- Mỹ Tân,
- Hoà An,
- Tịnh Thới,
- Tân Thuận Đông,
- Tân Thuận Tây,
- Mỹ Trà, Mỹ Ngãi.
Các điểm vui chơi du lịch thành phố Cao Lãnh
Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường Cao Lãnh |
Thành phố Cao Lãnh có rất nhiều mảng xanh tập trung tại các khu vực và rải rác, phân bố đều trên địa bàn; đặc biệt là ở phường 1 nhằm đáo ứng nhu cầu sinh hoạt tập thể, vui chơi thư giãn cuối tuần & là địa điểm để rèn luyện sức khoẻ cho người dân thành phố Cao Lãnh:
- Công viên Văn Miếu
- Quảng trường Văn Miếu
- Quảng trường Đèn Thuỷ Tiên
- Văn Thánh Miếu
- Công viên Hai Bà Trưng
- Hoa viên Tôn Đức Thắng
- Khu vui chơi giải trí cảm giác mạnh Phúc An Tâm
- Công viên 30/4 (Công viên thiếu nhi thành phố)
- Công viên Phường 4 (sau lưng thư viện tỉnh)
- Khu tượng đài tập kết ven sông Tiền
- Bờ kè Trần Hưng Đạo
- Bờ kè Ngô Quyền
- Bờ kè Lê Duẩn
- Bờ kè Nguyễn Thái Học
- Bờ kè lộ Hoà Đông
- Địa điểm tham quan, du lịch, văn hoá tại thành phố Cao Lãnh
- Gò Tháp
- Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Khu căn cứ địa cách mạng Xẻo Quýt
- Rừng tràm sinh thái Gáo Giồng
- Bia tưởng niệm Tiền Hiền Nguyễn Tú
- Di tích lịch sử cách mạng Hòa An
- Nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh
- Bảo tàng Đồng Tháp
- Đền thờ ông, bà Đỗ Công Tường
- Khu công viên Văn Miếu và các điểm du lịch miệt vườn
- Làng du lịch Tân Thuận
- Vườn chôm chôm Tịnh Thới
- Vườn xoài Tân Thuận Tây
- Vườn dâu Tân Thuận
- Vườn nho Mỹ Ngãi
Ẩm thực, Đặc sản Cao Lãnh
- Xoài Cao Lãnh
- Làng bánh Xèo Cao Lãnh
- Chuột quay lu
- Cá lóc nướng trui cuốn lá sen non
- Mận Hoà An
- Hồng Sen Tửu (Rượu Sen)
- Các sản phẩm làm từ Xoài (Xoài sấy dẻo,…)
- Các sản phẩm làm từ Sen (Sen sấy, trà lá sen, bột sen, hạt sen tươi vỏ xanh, tim sen…).