Thành Phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị lớn và hiện đại nhất trên cả nước, khi đến với TP Hồ Chi Minh bạn có thể tham quan tại nhiều địa điểm, khám phá những cái đặc trưng của thành phố này. Cùng xem qua 20 điểm tham qua không thể bỏ qua khi đến TPHCM nhé :
20 điểm tham qua không thể bỏ qua khi đến TPHCM
1. Khu di tích lịch sử Địa Đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi, cách Thành phố Hồ Chí Minh 55 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được quân kháng chiến Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất, dài khoảng 250 km và có các hệ thống thông hơi tại vị trí các bụi cây.
Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, quân Giải phóng miền Nam đã xuất phát từ hệ thống địa đạo này để tấn công vào Sài Gòn. Sau chiến tranh, khu địa đạo Củ Chi trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia. Năm 2015, khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sáng tạo. Trong 20 năm hoạt động, khu di tích đón hơn 20 triệu lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu. Ngày 12 tháng 2 năm 2016, khu di tích đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
Xem thêm thông tin : https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba_%C4%91%E1%BA%A1o_C%E1%BB%A7_Chi
2. Dinh Độc Lập :
Dinh Độc Lập hay Hội trường Thống nhất là một công trình kiến trúc, tòa nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Xem thêm thông tin : https://vi.wikipedia.org/wiki/Dinh_%C4%90%E1%BB%99c_L%E1%BA%ADp
3. Chợ Bến Thành :
Chợ Bến Thành là một ngôi chợ nằm tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912, hình ảnh đồng hồ ở cửa nam của ngôi chợ này được xem là biểu tượng không chính thức của Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm thông tin : https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3_B%E1%BA%BFn_Th%C3%A0nh
4. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một bảo tàng vì hòa bình ở số 28 đường Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, là thành viên của hệ thống Bảo tàng vì hòa bình thế giới và Hội đồng các bảo tàng thế giới.
Bảo tàng tuyên truyền về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên.
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_Ch%E1%BB%A9ng_t%C3%ADch_chi%E1%BA%BFn_tranh
5. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn, thường được gọi tắt là Nhà thờ Đức Bà, là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh, một trong những công trình kiến trúc độc đáo của Sài Gòn, điểm đến của du khách trong và ngoài nước, nét đặc trưng của du lịch Việt Nam. Tên gọi ban đầu của nhà thờ là Nhà thờ Sài Gòn, tên gọi Nhà thờ Đức Bà bắt đầu được sử dụng từ năm 1959 bằng việc đặt Tượng Đức Bà Hòa Bình trước khuôn viên.
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_ch%C3%ADnh_t%C3%B2a_%C4%90%E1%BB%A9c_B%C3%A0_S%C3%A0i_G%C3%B2n
6. Bưu Điện Trung Tâm Thành Phố
Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc tại số 2, Công trường Công xã Paris, Quận 1. Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng trong khoảng năm 1886–1891 với phong cách châu Âu theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux.
Đây là công trình kiến trúc mang phong cách phương Tây kết hợp với nét trang trí phương Đông. Bên ngoài, phía trước tòa nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình các nam nữ đội vòng nguyệt quế, trên vòng cung ngôi nhà có chiếc đồng hồ lớn.
Vào phía bên trong, hai bên tường cao là hai bản đồ lịch sử mang tên: Saigon et ses environs, 1892 và Lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge, 1936. Tòa nhà nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà. Đây cũng là điểm tham quan cho khách du lịch khi đến Thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C6%B0u_%C4%91i%E1%BB%87n_trung_t%C3%A2m_S%C3%A0i_G%C3%B2n
7. Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh là một nhà hát có mặt tiền hướng ra Công trường Lam Sơn và đường Đồng Khởi, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở một vị trí thuận lợi tại trung tâm thành phố, nhà hát được xem là nhà hát trung tâm, đa năng chuyên tổ chức biểu diễn sân khấu nghệ thuật đồng thời cũng được sử dụng để tổ chức một số sự kiện lớn. Đây cũng là nhà hát thuộc loại lâu đời theo kiến trúc Tây Âu và được xem như một địa điểm tham quan của thành phố này.
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_h%C3%A1t_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh
8. Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng là tên thường gọi của Điện Ngọc Hoàng, tên chữ là Phước Hải Tự; hiện tọa lạc tại số 73 đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Ng%E1%BB%8Dc_Ho%C3%A0ng
9. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những công trình kiến trúc cổ điển ở Thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng từ năm 1898 đến 1909. Thời Pháp thuộc, tòa nhà này có tên là Hôtel de ville trong tiếng Pháp hay Dinh xã Tây trong tiếng Việt. Đến thời Việt Nam Cộng hòa, nó được gọi là Tòa đô chánh Sài Gòn vì là nơi làm việc và hội họp của chính quyền thủ đô.
Từ sau ngày Việt Nam thống nhất đến nay, tòa nhà là nơi làm việc của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và một số cơ quan khác. Địa chỉ hiện nay là số 86 đường Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, nằm ngay đầu đường Nguyễn Huệ hướng ra sông Sài Gòn. Năm 2020, tòa nhà này đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hiện cũng có phương án thiết kế tòa nhà mới của Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%A5_s%E1%BB%9F_%E1%BB%A6y_ban_nh%C3%A2n_d%C3%A2n_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh
10. Công viên văn hóa Suối Tiên
Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên là một công viên liên hợp vui chơi giải trí kết hợp truyền thống các yếu tố văn hóa – lịch sử – tâm linh. Tọa lạc tại 120 Xa lộ Hà Nội, Phường Tân Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Kiểu cách kiến trúc và các thể loại vui chơi được gắn lồng vào các hình ảnh lịch sử và truyền thuyết Việt Nam như Lạc Long Quân – Âu Cơ, Vua Hùng, Sơn Tinh Thủy Tinh, mười chín tầng địa ngục, tứ linh hội tụ Long – Lân – Quy – Phụng, công viên giải trí dưới nước, đặc biệt là biển Tiên Đồng – biển nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam. Đây là địa điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh và các du khách địa phương khác đến
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu_du_l%E1%BB%8Bch_V%C4%83n_h%C3%B3a_Su%E1%BB%91i_Ti%C3%AAn
11. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là một bảo tàng, và là một địa chỉ tham quan của Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh
12. Chùa bà Thiên Hậu :
Chùa Bà Thiên Hậu hay còn gọi là chùa Bà Chợ Lớn, tên chữ Hán là Thiên Hậu miếu, tiếng Quảng Đông Pò Mỉu, là một ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh mẫu hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Do bên cạnh miếu có Hội quán Tuệ Thành Hội quán là nơi quy tụ của nhóm người Quảng Đông, nên chùa còn được gọi Tuệ Thành Hội quán. Đây là một trong những nơi thờ tự cổ nhất của người Hoa đã gây dựng trên đất Đề Ngạn xưa
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_B%C3%A0_Thi%C3%AAn_H%E1%BA%ADu_(Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh)
13. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, Quận 1, bên cạnh Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Đây là nơi bảo tồn và trưng bày hàng chục ngàn hiện vật quý được sưu tầm trong và ngoài nước Việt Nam.
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Vi%E1%BB%87t_Nam_(Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh)
14. Nhà thờ Tân Định
Nhà thờ Tân Định là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ rất sớm và có quy mô lớn nhất tại thành phố này. Nhà thờ tọa lạc tại số 289 đường Hai Bà Trưng, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque.
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_T%C3%A2n_%C4%90%E1%BB%8Bnh
15. Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm còn có các tên khác: Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm; là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam. Chùa tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa công nhận là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia của Việt Nam theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Gi%C3%A1c_L%C3%A2m
16. Đầm Sen
Công viên Văn hoá Đầm Sen là công viên giải trí nằm trên đường Hòa Bình, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Công viên có diện tích 50 hecta gồm 20% là mặt hồ và 60% cây xanh và vườn hoa.
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_vi%C3%AAn_V%C4%83n_h%C3%B3a_%C4%90%E1%BA%A7m_Sen
17. Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 97 Phó Đức Chính, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam; được thành lập năm 1987 và đi vào hoạt động năm 1991. Tòa nhà bao gồm 3 tầng, trưng bày các tác phẩm hội họa, điêu khắc, cổ vật có giá trị mỹ thuật cao. Đây là một trong những trung tâm mỹ thuật lớn nhất nước.
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3o_t%C3%A0ng_M%E1%BB%B9_thu%E1%BA%ADt_Th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_H%E1%BB%93_Ch%C3%AD_Minh
18. Công Viên Tao Đàn
Công viên Tao Đàn, là một công viên tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đây được ví như một lá phổi xanh giữa lòng Thành phố đầy bê tông cốt thép, một trong những địa điểm có tính sinh thái mong manh còn được tạm giữ lại trong bối cảnh đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_vi%C3%AAn_Tao_%C4%90%C3%A0n
19. Phố đi bộ Nguyễn Huệ
Phố đi bộ nổi tiếng để đi dạo về đêm
20. Bến Nhà Rồng – Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bến Nhà Rồng, tên chính thức là Bảo tàng Hồ Chí Minh – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, là tên gọi thông dụng để chỉ cụm di tích kiến trúc – bảo tàng nằm bên sông Sài Gòn, thuộc quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây từng là trụ sở của hãng vận tải Messageries maritimes tại Sài Gòn từ năm 1864 đến năm 1955.
Tuy nhiên, địa danh này được biết đến nhiều do tại đây có cụm di tích kiến trúc đánh dấu sự kiện ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã xuống con tàu Amiral Latouche Tréville làm phụ bếp để có điều kiện sang châu Âu, mở đầu hành trình cách mạng của mình. Do đó, từ 1975, cụm di tích kiến trúc của thương cảng Nhà Rồng đã được Nhà nước Việt Nam xây dựng lại thành khu lưu niệm Hồ Chí Minh, và ngày 5 tháng 6 được chọn là Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở Việt Nam.
Xem thêm : https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%BFn_Nh%C3%A0_R%E1%BB%93ng