Khu du lịch Đồng Tháp, cùng khám phá, tìm hiểu top địa điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Đồng Tháp. Vùng đất sen hồng với con người hiền hòa, nhiều món ăn đặc sản và là nơi du lịch thu hút khách du lịch tại Miền Tây.❗
1. Khu di tích Gò Tháp
Di tích Gò Tháp được biết đến từ những năm cuối thế kỷ XIX và vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX, một số nhà nghiên cứu người Pháp đã đến đây khảo sát và công bố những phát hiện quan trọng về một số dấu tích kiến trúc cổ, tượng thờ, bia đá và văn tự cổ…
Khu di tích Gò Tháp được các nhà khảo cổ xác định là một tiểu quốc của vương quốc Phù Nam. Nơi đây lưu giữ gần như khá nguyên vẹn các di tích của nền văn hóa Óc Eo và vương quốc Phù Nam, với hơn 10 di tích kiến trúc đền thần Hindu giáo, ao thần, giếng thần, đường đi cùng nhiều di tích cư trú, xưởng chế tác,
Hiện nay, tại khu vực này còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học khá tiêu biểu, như:
- Gò Tháp Mười: là gò cao nhất, mặt gò xuất lộ nhiều gạch và những khối đá lớn, lòng gò còn khối kiến trúc xây bằng gạch, phần Bắc nằm dưới phế tích ngôi tháp 10 tầng.
- Gò Minh Sư: nằm cách di tích Gò Tháp Mười khoảng 400m về phía Bắc- Đông Bắc. Gò cao 3,96m, rộng khoảng 1200m2, dạng gần vuông
- Gò Bà Chúa Xứ: cách Gò Tháp Mười khoảng 570m về phía Bắc. Năm 1984, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật tại di tích này và phát hiện được nền móng gạch của công trình
- Hố thám sát GT84 – BCX1: được mở ở đỉnh gò phía Tây. Về cơ bản, địa tầng của khu vực này đã bị xáo trộn khá mạnh.
- Hố thám sát GT84 – BCX2: nằm tại phía trước Linh Miếu Bà. Trong địa tầng xuất lộ những vỉa gạch xây và một khối nền kiến trúc cổ (dài 25m, rộng 13,8m), có niên đại cách ngày nay khoảng trên 1.500 năm, gắn với văn hóa Phù Nam
- Miếu Bà Chúa Xứ (Linh Miếu Bà): dựng năm 1973, quay hướng Đông Nam, tường xây bằng gạch. Miếu gồm ba gian, gian giữa thờ Bà Chúa Xứ, hai gian bên đặt khám thờ Tả ban và Hữu ban
- Chùa Tháp Linh (Tháp Linh tự): có bố cục mặt bằng nền hình chữ “Công”, gồm các hạng mục: cổng, sân, chùa, đài Quán Thế Âm, chánh điện, hậu Tổ, nhà tăng ni.
- Miếu Hoàng Cô: xưalà nơi thờ bà Nguyễn Phúc Hồng Nga, em gái của vua Gia Long. Năm 2007, Ban Hội hương Gò Tháp đã phục hồi lại miếu bằng vật liệu hiện đại…
- Mộ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: được xây dựng sau khi ông mất (1866). Địa điểm này vốn là nền đồn Trung, thuộc đại bản doanh Gò Tháp, nơi ông đã từng đóng quân. Tháng 10 năm 1954, Cao Đài Liên minh đã cho xây mộ bằng vật liệu vữa, gạch, xi măng.
- Đền thờ Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: xây dựng năm 1958, thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Đến năm 1991.
2. Khu di tích Xẻo Quýt
Khu du tích Xẻo Quít thuộc xã Mỹ Hiệp và xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, cách thành phố Cao Lãnh 30km. Nơi đây khi xưa cỏ dại hoang vu, kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng, từ năm 1960-1975 được Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp) chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
Khi xưa, Xẻo Quýt là vùng đầm lầy hoang vu cỏ dại, kênh rạch chằng chịt, lau sậy mịt mùng nên trong năm 1960-1975 đã được chọn làm căn cứ chiến lược để lãnh đạo nhân dân kháng chiến. Giờ đây, Xẻo Quýt không chỉ là khu di tích lịch sử mà còn là một trong những điểm du lịch về nguồn độc đáo.
Ngày nay, đến Xẻo Quýt, du khách có dịp khám phá khu di tích lịch sử rộng khoảng 50ha, được bao phủ bởi rừng tràm cổ thụ rộng 20ha cùng hệ động, thực vật đa dạng gồm: 170 loài thực vật với các loài tiêu biểu của vùng Đồng Tháp Mười như đưng, sậy, năng, lác, lúa ma…; 200 loài động vật hoang dã, bò sát, trong đó có 13 loài động vật có tên trong sách đỏ Việt Nam.
Đến đây, du khách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tản bộ theo các con đường mòn hoặc ngồi trên chiếc xuồng ba lá len lỏi theo các kênh rạch, được che nắng bởi các tán tràm có tuổi thọ gần 50 tuổi mà thân cây được dây bòng bong che phủ một màu xanh tựa hồ bức tranh sơn thủy hữu tình.
3. Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khu mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc ban đầu an táng chỉ là ngôi mộ nhỏ, sau đó được người dân địa phương xây lên nấm mộ bằng xi măng. Sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, tỉnh Đồng Tháp xây dựng lại ngôi mộ khang trang, mộ được tôn cao hơn nhưng vẫn nằm đúng vị trí mà dân làng Hòa An an táng cụ.
Ðiểm nhấn nổi bật của khu di tích là khu vực mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc. Vòm mộ quay về hướng đông cao hơn 10 m, có mái hình cánh hoa sen cách điệu như bàn tay xòe ra úp xuống, trên đắp nổi chín đầu rồng cách tân đậm nét dân gian tượng trưng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long luôn che chở, bảo vệ nơi yên nghỉ của cụ Phó bảng.
Hằng năm cứ vào 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các nơi hội vụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ trong không khí trang nghiêm. Du khách đến từ khắp các tỉnh, thành, mang đến những sản vật từ dân dã đến dâng viếng. Thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong khuôn viên Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có nhiều cây xanh, hoa kiểng quý được các địa phương dâng tặng, trong đó có vườn cây lưu niệm do các vị lãnh đạo cấp cao của Nhà nước trồng. Đặc biệt, ở đây có 2 tác phẩm điêu khắc bằng gỗ “Chín đầu rồng”; “12 con giáp” của Nghệ nhân Lê Trí Liên (tỉnh Đồng Tháp) được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận “Tác phẩm về điêu khắc nghệ thuật từ gốc cây nguyên khối lớn nhất Việt Nam”.
4. Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng
Trần Văn Năng là người huyện Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hòa. Ông theo Tả quân Lê Văn Duyệt, lập nhiều chiến công, được thăng vệ úy. Sau, ông theo Tiền quân Nguyễn Văn Thành, đến khi đánh hạ được thành Bình Định, ông được thăng Phó đô Thống chế hậu doanh Thần sách, rồi Đô thống chế.
Đền thờ Thượng tướng Quận công Trần Văn Năng có diện tích 1.000m2, được chia làm hai khu vực: sân đền và dinh thờ. Công trình đền thờ xây dựng công phu chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bức tượng thờ với hình ảnh vị tướng cầm gươm hướng thẳng về phía trước, thể hiện khí thế anh hùng. Trong dinh thờ được trang trí hoa văn đẹp mắt, những câu đối…
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiếu (Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp) cho biết, căn cứ vào bài vị nêu trên thì chính xác ngôi miếu cổ xưa (sau được gọi là Dinh ông Đốc Vàng) là nơi thờ Lương tài hầu Trần Văn Năng. Còn Đốc Vàng hay Đốc binh Vàng là một nhân vật gắn liền với huyền tích khác.
5. Vườn quốc gia Tràm Chim
Vườn quốc gia Tràm Chim nằm giữa các xã: Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thọ, Tân Công Sính, Phú Thành A và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông cách thành phố Cao Lãnh 40km. ây là điểm du lịch sinh thái nổi bật của tỉnh Đồng Tháp. Với hệ sinh thái động vật vô cùng đa dạng, phong phú, đây chắc chắn là điểm đến du lịch trải nghiệm tuyệt vời cho du khách gần xa.
Cũng như các điểm tham quan sinh thái miền Tây khác, thời điểm tốt nhất để bạn đến với khu du lịch Tràm Chim Đồng Tháp là vào mùa nước nổi. Đây là khoảng thời gian có đủ thiên thời – địa lợi – nhân hòa để bạn được tham quan hết cảnh quan thiên nhiên đang ở mùa đẹp nhất, ăn những món ngon nhất của khu du lịch này.
Thực vật có khoảng 130 loài nổi bật nhất là sen, sung, lúa ma, cỏ ống, năng ống, mầm mốc…đồng thời nơi này cũng chính là nơi cư trú của hàng trăm loài động vật có xương sống, hàng chục loài cá và hơn 198 loài chim nước, chiếm khoảng ¼ số loài chim có ở Việt Nam .
Vườn quốc gia không chỉ thu hút nhiều du khách bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và các món ăn ngon. Nơi đây có rất nhiều loại động vật nằm trong sách đỏ. Nếu có dịp, du khách nên dành thời gian để tìm hiểu và biết thêm về các hệ sinh thái độc đáo nơi đây.
6. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, ngay trung tâm thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nằm bên bờ sông Tiền thơ mộng. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là ngôi nhà cổ còn nguyên vẹn và lớn bậc nhất miền Tây. Nơi đây hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc kiến trúc độc đáo kết hợp với văn hóa Đông Tây.
Diện tích nhà cổ Huỳnh Thủy Lê hiện nay: 258m2. Tuy vậy nếu tính tổng thế cả ngôi nhà xưa thì lên đến 2000m2. Khu nhà bao gồm 3 nhà nối liền nhau với chỗ để xe hơi, sân vườn rộng, nhà bếp lớn.
Hiện nay, nhiều du khách thường lựa chọn Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê làm điểm tham quan trong chuyến du lịch Sa Đéc của mình; bởi nơi đây từng là phim trường của bộ phim The Lover nổi tiếng và mối tình lãng mạn vượt biên giới của Huỳnh Thủy Lê và Marguerite Duras.
Có dịp đi du lịch Đồng Tháp, ghé tham quan nhà cổ Huỳnh Thủy Lê, được nghe chuyện kể, du khách mới cảm nhận hết điều thi vị ẩn chứa. Từng nét kiến trúc, từng khoảng không gian nhỏ xung quanh ngôi nhà, luôn gợi cho người tham quan dễ liên tưởng về một góc ký ức đầy thổn thức nhưng dịu dàng, như tiếng thở của miền sông nước qua thời gian.
7. Vườn cò Tháp Mười
Vườn Cò Tháp Mười nằm cách thành phố Cao Lãnh 35km, các loại cò sống ở đây gồm cò ruồi, cò cá, cò ngà, cò ma, cò xanh, cò lép, cò đúm, cò sen, cò quắm… Nhỏ nhất là cò lép, chỉ nặng chừng 150g. Đông nhất có mặt tại vườn là cò ruồi lông trắng, mỏ vàng, giò đen. Giống này nhỏ con, chỉ nặng từ 400-500g. Cò ruồi về đây làm tổ từ tháng 3 đến tháng 8 âm lịch hàng năm.
Những buổi sáng ở vườn cò Tháp Mười luôn nhộn nhịp bởi nhiều loài chim dáo dác rời tổ bay đi bốn phương tìm kiếm thức ăn. Từng đôi cò đi với nhau hoặc theo bầy đàn theo hình chữ V, trái tim trông rất đẹp mắt, chúng kêu ríu rít gọi nhau tạo nên sự thích thú cho du khách đến du lịch Tháp Mười.
Nhìn lên thấy có một ít cò đang đậu trên ngọn tre, những ổ cò trên cây tre, nhìn xuống đất, đôi chỗ có vỏ của những trứng cò, có đến mới biết vườn cò ở trong Đồng Tháp. Đến lúc nào đó, những con cò con có lông cánh mà chưa bay được, người ta bắt cò con vặt lông cánh, chỉ thu hoạch lông đó mà cất nhà ngói thì chúng ta đủ biết bao nhiêu là cò.
8. Làng hoa Tân Quy Đông Sa Đéc
Sa Đéc nổi tiếng khắp cả nước với nghề trồng hoa kiểng, cây cảnh truyền thống. Sản phẩm hoa, cây cảnh của Sa Đéc cung cấp cho các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Trung, thị trường Campuchia và đang hướng đến các thị trường xuất khẩu khác.
Khu du lịch Làng hoa kiểng Sa Đéc (Sa Dec Flower Village Park) cách trung tâm thành phố Sa Đéc 3km, có diện tích 313ha, với 1.968 hộ dân sinh sống. Thế mạnh của làng hoa là có hai mặt tiếp giáp với sông Tiền và sông Sa Đéc, thuận tiện cho việc vận chuyển bằng đường thủy và đường bộ. Nghề trồng hoa kiểng được hình thành từ những năm 1930.
Được hình thành và phát triển từ đầu thế kỷ 20, lúc đầu chỉ là một khu vực nhỏ với vài hộ trồng hoa để bán các dịp lễ tết. Tuy nhiên nhờ nguồn nước ngọt sông Tiền với lượng phù sa quanh năm rất thích hợp cho việc trồng hoa, từ đó vườn hoa Sa Đéc ngày càng phát triển và tập trung nhiều hơn các hộ dân về sinh sống và phát triển.
Làng hoa sa đéc hôm nay là nơi ươm mầm hơn 2000 loài hoa khác nhau với diện tích khoảng 500 ha với hơn 2300 hộ dân trồng hoa. Nó là làng hoa có quy mô lớn nhất cả nước. Làng hoa Sa Đéc 2021 ước tính trồng hơn 3.000.000 giỏ hoa để phục vụ khách du lịch Sa Đéc mua sắm.