Theo định nghĩa chung Xây dựng là một tập hợp các quy trình về thiết kế và sau đó là thi công để tạo ra các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Khác với hoạt động sản xuất, hoạt động xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành khác nhau và cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.
Tại những nước phát triển, ngành công nghiệp xây dựng thường đóng góp từ 6-9% vào tổng sản phẩm nội địa hay còn gọi là GDP. Quy trình của hoạt động xây dựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công tới khi dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Mặc dù hoạt động xây dựng này thường được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, xây dựng là sự kết hợp của rất nhiều nhân tố. Đầu tiên, một nhà quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý công việc chung, sau đó những nhà thầu, kỹ sư tư vấn thiết kế, kỹ sư thi công, kiến trúc sư, tư vấn giám sát… chịu trách nhiệm điều hành, thực hiện và giám sát hoạt động của dự án.
Một dự án xây dựng để thành công đòi hỏi một kế hoạch xây dựng hiệu quả, bao gồm việc thiết kế và thi công đảm bảo phù hợp với địa điểm xây dựng và đúng với ngân sách đề ra trong dự toán; tổ chức thi công hợp lý, thuận tiện cho việc chuyên chở, lưu trữ vật liệu xây dựng; đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, an toàn lao động; giảm thiểu những ảnh hưởng tới cộng đồng…
Các hoạt động xây dựng bao gồm :
Hoạt động xây dựng được bao gồm các hoạt động chính như: lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Công trình xây dựng
Là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Các công trình xây dựng có thể bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác.
Các hoạt động xây dựng phải tuân thủ theo quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng tại nước sở tại. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng.
Giấy phép xây dựng
Là một văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước sở tại có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Công trường xây dựng
là phạm vi khu vực diễn ra các hoạt động xây dựng đã được sự cho phép của chính quyền. Các thành phần cơ bản hình thành một công trường xây dựng là: Khu lán trại dành cho cán bộ, công nhân; khu vực tập kết vật tư vật liệu; khu vực mà công trình xây dựng được xây dựng trực tiếp trên đó.
Thi công xây dựng công trình bao gồm:
+ Xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các công trình xây dựng mới
+ Sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình; bảo hành, bảo trì công trình đã có.
Phân loại các dạng công trình xây dựng
Các công trình xây dựng thường được phân chia thành ba loại chính: công trình nhà, công trình cơ sở hạ tầng và công trình công nghiệp.
Công trình nhà thường được phân chia theo mục đích sử dụng dùng làm nơi sinh sống (nhà ở) hay là không (trung tâm thương mại, trường đại học, viện nghiên cứu…).
Cơ sở hạ tầng bao gồm những công trình phục vụ cộng đồng như đập, cầu, cống, hầm, đường sá…
Công trình công nghiệp bao gồm các nhà máy như lọc dầu, hoá chất, nhà máy điện, sản xuất công nghiệp, hầm mỏ.
Top 10 công ty xây dựng lớn ở Việt Nam được công bố
Ngành xây dựng Việt Nam đang được đầu tư, phá trển và đã có những bước phát triển đáng kể trong những thập kỷ qua. Ngoài ra, năng lực xây dựng của xây dựng Việt Nam có nhiều tiến bộ, đáp ứng nhu cầu xây dựng các công trình quy mô lớn.
Đóng góp lớn vào sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam là các công ty, tập đoàn xây dựng lớn. dưới đây là danh sách top 10 công ty xây dựng lớn nhất tại Việt Nam. Danh sách được lập dựa trên doanh thu và lợi nhuận của các công ty . Ngoài ra, các yếu tố phi tài chính như xếp hạng tín dụng, danh tiếng và hồ sơ pháp lý cũng được tính vào.
Danh sách 10 công ty, tập đoàn xây dựng lớn tại Việt Nam
1. Công ty cổ phần xây dựng COTECCONS
Địa chỉ: Tòa nhà Coteccons, CotecCons Building, 236/6 Điện Biên Phủ, Phường 17, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3514 2266
Website: http://www.coteccons.vn/
2. Công ty xây dựng Hòa Bình
Địa chỉ: Tòa nhà Pax Sky, 123 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh 70000
Điện thoại: 028 3932 5030
Website: https://hbcg.vn/
3. Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng Ricons
Địa chỉ: Tầng 1, 53-55 Bà Huyện Thanh Quan, Phường Võ Thị Sáu,Quận 3, Tp HCM
Điện thoại: 84 28 3514 0349
Website: https://www.ricons.vn/
4. Tổng công ty xây dựng Số 1 – CTCP (CC1)
Địa chỉ: 111a Pasteur, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3822 2059
Website: http://www.cc1jsc.com.vn/
5. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng NEWTECONS
Địa chỉ: 60 Nguyễn Đình Chiểu, Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3514 6699
Website: https://newtecons.vn/
6. Obayashi Vietnam Corporation
Địa chỉ: Phòng 2401, 37 Đ. Tôn Đức Thắng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3910 5523
Website: http://www.obayashivn.com/
7. Tổng công ty Thái Sơn
Địa chỉ: Số 3, Đường 3/2, P.11, Q.10, Tp.HCM
Điện thoại: +84 (028) 38.356.272
Website: https://thaisoncorp.com.vn
8. FLC Faros Construction
Địa chỉ: Số 265 Đường Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 3224 2600
Website: http://www.flcfaros.vn
9. Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Unicons
Địa chỉ: Coteccons Office Tower, 236/6 Điện Biên Phủ Phường 17, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 3514 3366
Website: http://www.unicons.vn/
10. Công ty Cổ Phần Hưng Thịnh Incons
Địa chỉ: 290/22 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 7307 5888
Website: http://www.unicons.vn/
Nội dung được tổng hợp từ Internet và Wikipedia